chung của quốc tế, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong một tổng thể. Hội
nhập kinh tế thường có nhiều mức độ từ nông đến sâu, từ một vài lĩnh vực đến
nhiều lĩnh vực, từ một vài nước đến nhiều nước. Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) là một tổ chức toàn cầu, Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức khu vực
có mức độ kinh tế sâu trên nhiều lĩnh vực và là liên minh kinh tế lớn nhất trên thế
giới. Trên con đường hội nhập, Việt Nam đã tham gia ASEAN, APEC, ASEM,
bình thường hoá quan hệ với ADB, WB, IMF và đặc biệt là gia nhập vào Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
Lợi ích do hội nhập và tự do hoá mang lại ngày càng lớn nên bên cạnh xu
hướng toàn cầu hoá đồng thời phát triển mạnh xu hướng khu vực hoá. Biểu hiện
của xu hướng này là sự hình thành nhanh và nhiều các Khu vực thương mại tự do
(FTAs) và các Thoả thuận Thương mại khu vực (RTAs). FTAs và RTAs có mức
độ ưu đãi và tự do hoá thương mại cao hơn quy chế tối huệ quốc (MFN) kéo theo
những thay đổi lớn trong cục diện thương mại khu vực và trên thế giới. Tính đến
tháng 5/2003 đã có khoảng 250 hiệp định thương mại tự do song phương (BTAs)
và khu vực đã được thông báo cho WTO. Đến cuối năm 2005 con số này đã tăng
lên thành 300 [2, tr37].
Hội nhập đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, đổi mới kinh tế trong
nước. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tạo ra sức ép các nước phải tiến
hành mở cửa, tự do hoá để hội nhập mạnh hơn, nhanh hơn. Nước ta nếu không
cùng nhịp với các nước trong khu vực thì sẽ có nguy cơ tụt hậu và chịu những
thua thiệt của người đi sau.
“Hội nhập kinh tế thì mỗi quốc gia vẫn tồn tại với tư cách là quốc gia độc
lập, tự chủ, tự nguyện lựa chọn các lĩnh vực và tổ chức thích hợp để hội nhập. Tuy
nhiên, khi đã gia nhập thì phải tuân thủ các nguyên tắc chung, phải thực hiện
quyền lợi và nghĩa vụ của một thành viên, phải điều chỉnh chính sách của mình
cho phù hợp với luật chơi chung” [2, tr34].
Vì vậy mà hội nhập cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn.
Thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại tạo ra nhiều đối tác cạnh tranh trên cùng một
thị trường, ngay cả thị trường nội địa.
Trên cơ sở đó, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp giao nhận
vận tải Việt Nam như sau:
1.1.1. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh
nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam:
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh
tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp. Thông thường, người ta đánh
giá khả năng này thông qua các yếu tố nội tại doanh nghiệp như: quy mô, khả
năng tham gia và rút khỏi thị trường, sản phẩm, dịch vụ, năng lực quản lý, năng
suất lao động, v.v.... Tuy nhiên, khả năng này lại bị tác động đồng thời bởi nhiều
yếu tố bên ngoài ở trong nước và quốc tế. Vì vậy, khi xét đến năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp, phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến nó như các nhân tố
quốc tế và các nhân tố trong nước Các nhân tố quốc tế:
- Các nhân tố thuộc về chính trị: Tuy khía cạnh chính trị là thuộc chủ quyền nhà
nước- chủ thể có khả năng phát hành tiền tệ, đánh thuế và định ra các luật lệ quốc
gia , nhưng vẫn có một số khía cạnh vượt ra khỏi biên giới quốc gia và tác động
không nhỏ đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong điều kiện hội nhập hiện nay như:
+ Mối quan hệ giữa các chính phủ: mối quan hệ giữa các chính phủ tốt sẽ thúc đẩy
thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong kinh
doanh
+ Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và vận
dụng các chính sách biểu lộ nguyện vọng chính trị của các quốc gia thành viên
+ Hệ thống luật pháp quốc tế, những hiệp định và thoả thuận được một loạt các
quốc gia tuân thủ có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Mặc
dù, có thể chúng không ảnh hưởng trực tiếp tới từng doanh nghiệp riêng lẻ, nhưng
chúng ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tạo ra môi trường kinh doanh quốc tế
ổn định và thuận lợi.
- Xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá: Xu hướng
hội nhập kinh tế vùng, khu vực có ảnh hưởng quan trọng đối với các công ty đang
hoạt động trong các thị trường khu vực. Hội nhập kinh tế diễn ra theo nhiều hình
thức khác nhau, nhưng đặc biệt tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế, được thiết
lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau nhiều hơn giữa các quốc gia, như
AFTA, EU và hội nhập đầy đủ nhất đối với một quốc gia là gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới.
Hầu hết các hình thức hội nhập kinh tế thường nhằm đưa ra sự thoả thuận và
thống nhất để giảm bớt các hàng rào thương mại giữa các thành viên tham gia.
Hội nhập giúp quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ giữa các nước ngày càng
phát triển, vì những trở ngại như thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu, các hạn chế
mậu dịch.... được cố gắng giảm thiểu, thành tựu khoa học kỹ thuật được sử dụng
tối ưu và có hiệu quả hơn, quá trình toàn cầu hoá kinh tế diễn ra nhanh hơn lại tác
động trở lại vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hội nhập còn đặt
ra những thách thức đối với các doanh nghiệp đó là phải chấp nhận chạy đua trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn để chiếm được vị trí trên thị trường.
-
Đối thủ cạnh tranh quốc tế: Ngày nay sự bành trướng của các tập đoàn đa
quốc gia đang là mối đe doạ đối với doanh nghiệp trong nước. Các tập đoàn này
có lợi thế về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm
cạnh tranh trên thương trường, sẽ có nhiều ưu thế trong cạnh tranh. Ngược lại,
những doanh nghiệp trong nước chưa có đủ kinh nghiệm hoạt động trong ngành
0 comments :
Post a Comment