Jun 5, 2015

I.Configuration Simatic Manager.
1.   To open Simatic Manager, select File > “New” project, Insert Name is following box. Then click OK. 
2. Right Click on “S7 300 Connect Em277” at  the above left corner of Simatic Manager. Please insert the following picture :


3.   Click Hardware to open “HW Config” :
Ø At the right side of “HW config” click SIMATIC 300 > RACK-300 to insert Rail :
Ø Please insert PS 307 10A (Power Supply). At CPU 314C – 2DP and choosing serial of CPU 314C – 2DP exactly. Seeing the following picture :
Ø The box “ Properties – PROFIBUS interface DP (R0/S2.1) ” show to choose profibus networked. Please click “ New ” :
Ø At Tab “ Network Setting ” to select the paramater as the above pictrure. Then click “OK”.
Notice: The DI/DO address of CPU 314 is important to program PLC input and PLC output exactly.

Ø At tab Address of box  “ Properties – DI24/DO16 (R0/S2.2) ” please insert Address input and ouput with  “ Start – End ”. Then Click Ok. In the sample “Input start : 0; Input start : 2” are correlative “I0.0 – I2.7” . “Output start : 0 ; Output end : 1” are correlative “Q0.0 – Q1.7” . 
Ø To connect S7 200 through EM 277 Module profibus DP, Click line “PROFIBUS (1) DP master system (1)” then select EM 277 PROFIBUS – DP at The tree folder PROFIBUS DP

Notice: if your HW Config don’t have EM 277 Profibus device in library. Please search GSD file for EM 277 at Website http://support.automaitons.siemens.com .


 Note: Address of EM 277 must be selected as following.
-          Turn Off power supply’s EM 277
-          Select :  “ x10 ” address  at zero. “ x1 ” address at 4. Then address of EM 277 is four (4).
-          Turn On power supply’s EM 277
  
Ø Then click EM277 on line profibus and select “ 2Byte Out / 2 Byte in ” to define data type transfer.
-    Input memory master is “I Memory” to receive data from One defined Slave.
-    Onput memory master is “O Memory” to send data from Master to the defined Slaves.
Example: signal 2byte in of master is IB3/IB4 and signal 2 byte out of master is QB2/QB3.
Ø Specify “ I/O Offset in the V – Memory ”.  The default is zero (0).
Ø To finish click button “ Save and complile ”. Then download Hardware to PLC.
II.       Writing program PLC
1.      PLC S7 300:
Ø  Send signal from S7 300 to S7 200 through Module EM 277
Ø  Receive signal from S7 200 to S7 300 through Module EM277.
Please open HW Config to specify address of S7 300, EM277 exactly.
2.      PLC S7 200:
Ø  Receive signal forum s7 300 transfer to S7 200 through EM277 Module. 
Ø  Send signal from S7 200 to S7 300 through EM 277 Module
Notice: Input and output address of S7 300 and S7 200 belong in “HW Config” 
Please watch the following picture to see clearly. 

I.       Configuration Simatic Manager.
1.   To open Simatic Manager, select File > “New” project, Insert Name is following box. Then click OK.


2.   Right Click on “S7400 Master S7300 Slave” at  the above left corner of Simatic Manager. Please insert the following picture :

Cấu hình Simatic Manager.

1.   Để mở quản lý Simatic, chọn File> "New", Create Station 400 và Station 300 để kết nối Enthernet.

2.   Click Hardware S7 400 to open “HW Config Station 400” :
3.   Click Hardware S7 300 to open “HW Config Station 300” :
4.   Open Net Pro Ethernet S7 400 S7 300

Jun 3, 2015



Mạng profibus là mạng cấp cao thứ 2 sau ethernet. và trên mạng AS-i, nói về lý thuyết về mạng này thì rất khó hiểu, nhiều khi ta đọc hết lý thuyết về nó cũng chẳng hiểu nó làm việc ra sao. 
Tại sao phải dùng mạng công nghiệp trong sản xuất: các bạn cứ tưởng tượng rằng,1 nhà máy rộng vài ngàn mét vuông, các cỗ máy hoạt động đan xen, ở cự ly xa....Dùng mạng điều khiển bạn sẽ tiết kiệm chi phí, quản lý sản xuất dễ dàng, theo dõi quá trình đơn giản --> hiệu quả sản xuất.
Bài viết này giúp ích cho các bạn có được hình dung nào đó về mạng này. Đây là một sơ đồ cơ bản Profibus - DP (thế nào là DP hay gì đó các bạn hãy tự tìm hiểu


Nói về mạng là phải nói về sự kết nối của nhiều thành phần. Giống như 1 mạng máy tính có nhiều trạm. Một mạng profibus đơn giản nhất sẽ có 1 master, và các slave. Sau đây sẽ trình bày 1 mạng Profibus-Dp của siemen:
Ví dụ: 
Master - s7 300, có kèm module giao tiếp profibus (giống máy tính cần card mạng)
S7-200 máy slave (có module giao tiếp EM277)
Như vậy với 1 PLC s7-300, 2 PLC s7-200, 2 module EM277 như hình ta sẽ tạo ra mạng Profibus rồi.

TỔNG QUÁT:
Quan trọng nhất là hiểu được nguyên tắc của EM 277.Các bước thực hiện như sau:
Vào simatic S7: khai báo vùng địa chỉ dữ liệu vào ra của các slave trên master
Khai báo offset cho EM 277 để xác định vùng dữ liệu vào ra trên slave (vùng V của s7-200)
Tiến hành viết chương trình theo yêu cầu.


CỤ THỂ:


1. Nguyên tắc đặt vùng nhớ của các slave trên master:
Tùy thuộc vào độ lớn dữ liệu truyền qua mạng mà ta thiết lập độ lớn vùng nhớ cho trao đổi dữ liệu.Ví dụ: ta chỉ truyền tín hiệu khởi động 1 motor ở slave 1 từ master đặt cách động cơ 300m. Ta thấy chỉ cần truyền một bít là có thể tắt/mở động cơ được rồi --> ta chọn độ lớn là:2byte in/2 byte out
Vùng nhớ vào của master là vùng I, nó nhận các dữ liệu chuyển đến từ 1 slave mà nó định nghĩa
Vùng nhớ ra của master là Q, nó sẽ truyền tín hiệu ra các slave.Ví dụ : tín hiệu 2byte in/2 byte out (vào/ra của slave 1 trên master): IB10/IB12 và QB10/QB12 (con số 10 là do mình tự chọn cho các slave sao cho không trùng nhau, con số 12 thể hiện rằng nó có độ lớn 2 byte)
Tóm lại : Giả sử đặt địa chỉ của slave như sau:Slave1: IN: IB10/IB12; OUT: QB10/QB12Slave2: IN: IB20/IB22; OUT: QB20/QB22
2. Nguyên tắc truyền dữ liệu của EM277:
EM 277 có offset bằng bao nhiêu thì vùng V trên slave sẽ bắt đầu từ vị trí đó,ví dụ: slave 1 offset 10 --> vùng nhớ bắt đầu cho trao đổi dữ liệu trên slave 1 là VB10 (có thể chọn số khác tùy mình, nhưng con số đó sẽ là bắt đầu vùng nhớ nhận/truyền dữ liệu của slave)theo đó: chọn:slave 1: offset 10 --> vùng nhận dữ liệu của slave 1 là VB10/VB11 ( con số VB12 có được là do ta qui định độ lớn của dữ liệu truyền là 2byte mà ở phần 1 có nói). Kế ngay tiếp vùng nhận sẽ là vùng truyền dữ liệu cũng có độ lớn 2byte: VB12/VB13

Xác định vùng nhận/truyền dữ liệu làm gì?
- Khi ta gửi dữ liệu lên mạng thì nó sẽ tự động chuyển tới vùng nhớ mà ta qui định, khi đó ta chỉ việc đọc vùng nhớ đó là ok!Ví dụ; đơn giản như sau:Truyền 1 bit điều khiển từ master xuống slave 1 chẳng hạn :---> xuất ra vùng nhớ ra trên master mà slave 1 đã được qui định. cụ thể là QB10/QB12ví dụ chọn bit Q10.0 chẳng hạn---> khi đó ở slave 1 chỉ cần đọc nội dung của V10.0 đó cũng chính là nội dung của Q10.0. quá dễ!
Hãy nhìn vào hình vẽ sau sẽ dễ hiểu hơn:



Vấn đề độ lớn dữ liệu rất quan trọng, do ứng dụng thực tế mà người lập trình quy định độ lớn của dữ liệu truyền đi.Trong EM277 cho phép ta xác định độ lớn này rất linh hoạt. Việc xác lập được thực hiện bởi người lập trình trong Step7 simatic trong quá trình xây dựng mô hình phần cứng.


- Các kiểu dữ liệu:2 byte in / 2 byte out8 byte in/ 8 byte out16 byte in/ 16 byte out .....
Ta thường dùng các vùng nhớ vào/ra lớn trong các trường hợp mà dữ liệu dưới nó không chứa hết. Nếu ta cố tình dùng dữ liệu không phù hợp sẽ làm mất dữ liệu khi truyền.


Ví dụ :
- Yêu cầu: Xây dựng và viết chương trình điều khiển động cơ của slave 1 từ master theo chu kì 5s mở, 5s tắt và lặp lại. Ở master sẽ start/stop động cơ và đặt trước số chu kì hoạt động của động cơ ở slave 1. Khi đã đủ chu kì đặt thì dừng động cơ.
- Giải pháp:Ta phải truyền: Tín hiệu điều khiển + dữ liệu chu kì từ master xuống slave 1. Nếu dùng 2 byte/2byte thì rất khó thực hiện và dữ liệu có thể bị chồng lên nhau, và số chu kì đặt chỉ có thể là số 8bit = 1byte, do 1 byte đã được sử dụng để truyền bit điều khiển rồi.
Bài tập1
Điều khiển động cơ tắt/mở ở slave 1 từ master.

Sơ đồ:


Thiết lập vào/ra trên master: slave 1 : IB10/IB11 ; QB10/QB11Thiết lập trên slave1: Offset 10 --> in VB10/VB11;out: VB12/VB13Viết CT cho PLC như sau :
Chương trình cho master :


Chương trình cho slave 1:



Bài Tập 2: (khó hơn chút)
Điều khiển tắt/mở 1 động cơ ở slave 1 từ nút nhấn ở Slave 2 (không phải là ở master nữa nhé! )Sơ đồ mạng như sau:


Các bạn quan tâm thì tự làm nhé.Trước hết: xác định vùng nhớ cho các slave- Đọc nội dung của slave 2 về master- Xuất từ master ra slave 1
 Bài Tập 3:
Điều khiển bóng đèn sáng ở slave 1: 2s tắt 3s và lập lại chu kì.start/stop bóng đèn ở slave 2, đặt chu kì chớp tắt cho bóng đèn ở slave 2.

Bài tập 4:
Điều khiển động cơ bước quay thuận .start/stop bóng đèn ở slave 2, đặt vòng quay của motor ở slave 2. Đủ số vòng đặt trước thì dừng.Nhưng mọi hoạt động của slave 1 và slave 2 phải được cho phép từ master.

Làm được 2 bài này coi như đã xong về truyền thông profibus rồi !
Tuy nhiên đây chỉ là mạng của siemen với thiết bị EM277, còn rất nhiều các thiết bị khác nữa cũng có khả năng đó. Nhưng xét về bản chất cũng dựa trên các nguyên tắc truyền/nhận dữ liệu như đã đề cập.

                                                        Chúc các bạn thành công!

Jun 28, 2014


 Khi thiết kế trên WinCC tại nhà chạy tốt nhưng khi mang qua máy

 khác thì báo lỗi như hình và không cho chạy mô phỏng?




Câu giải đáp chung cho các bạn có thể trả lời như sau:
Một khi thiết kế trong WinCC, chương trình gán tên máy chủ (Server) 
vào trong file. Do đó khi mở một file WinCC ở máy khác thường có 
tên máy chủ khác nhau nên không thể chạy mô phỏng trên WinCC.
Nguyên tắc chung để khắc phục trường hợp trên là khai báo tên máy
chủ trùng với tên máy  chủ gán trong file.
Các bước tiến hành như sau:
Nhấp phải vào Start chọn Explore.




Cửa sổ Explore xuất hiện, chọn đường dẫn đến file WinCC mà bạn đã
thiết kế ở một máy khác vào. Sau đó nhấp phải vào  thư mục chứa file
thiết kế, chọn Properties.




Cửa sổ Properties xuất hiện, nhấp bỏ chọn mục Read-only.
Sau đó nhấp Apply.






























Bảng Confirm Attribute Changes xuất hiện, nhấp OK.



















Trở lại bảng Properties, nhấp OK.






























Khởi động chương trình WinCC,
chọn Start > ALL Programs > SIMATIC > WinCC
> Windows Control Center 6.0.


























Giao diện WinCCExplore xuất hiện, trên thanh trình đơn
chọn File > Open.




















Hộp thoại Open xuất hiện, trong khung Look in chọn đường
dẫn đến thư mục chứa file thiết kế. Chọn file thiết kế, rồi nhấp Open.

















Hộp thoại Computer properties xuất hiện, chọn tag General.
 Trong khung Computer Name nhập tên server của file trùng với
tên server máy tính của bạn.
(Muốn biết máy tính của bạn tên gì xem phần thực hành ở dưới).
Nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer.
Chọn Properties.
Hộp thoại System Properties xuất hiện, nhấp chọn tab
Computer Name.
Lúc này tên server xuất hiện trong hàng Full computer name.
 Ta biết máy tính đang sử dụng có tên server là ADMIN.
Nhấp OK và trở về cửa sổ Computer properties của WinCC.
 Ở đây ta nhập tên máy tính là ADMIN, rồi nhấp OK

























Bảng Change computer name xuất hiện, thông báo tên
 máy tính đã được
 đổi và yêu cầu khởi động lại máy. Nhấp OK chấp nhận.








Trở lại giao diện WinCCExplore, nhấp vào dấu chéo ở góc
 phải đóng chương trình.
Bảng Exit WinCC Explore xuất hiện, nhấp OK chấp nhận.
Sau đó khởi động lại chương trình WinCC, khi đó bạn
sẽ mở lại file thiết kế
lúc nãy và lúc này bảng thông báo không còn xuất hiện nữa.