Apr 15, 2016

Sinh viên ngành Kỹ thuật Viễn thông thực tập tại phòng thí nghiệm Lễ phát động cuộc thi sáng tạo robot Robocon 2006 Cho đến nay, khoa đã định hình được 03 ngành đào tạo chính của khoa là Kỹ thuật Điện tử -Truyền thông, Kỹ thuật Điện-Điện tử và Kỹ thuật Điều khiển-Tự động hóa. Mỗi ngành có 2 đến 4 chuyên ngành. Đặc điểm của các chuyên ngành đào tạo trong khoa là kỹ sư ra trường không những có thể phục vụ trực tiếp ngành Giao thông vận tải mà còn đáp ứng nhu cầu nhiều ngành kỹ thuật cao khác trong công nghiệp như Kỹ thuật Viễn thông, Kỹ thuật Thông tin và Truyền thông, Tự động hoá, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử. Số lượng sinh viên hàng năm của khoa khoảng 400 sinh viên ở Hà nội và 150 ở Cơ sở 2 (TP. Hồ Chí Minh). 11 Sinh viên tham quan hệ thống điều khiển công nghệ sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng Bỉm sơn Trong công tác nghiên cứu khoa học, cán bộ giáo viên Khoa đã có những bước tiến vượt bậc, từ chỗ nỗ lực thực hiện các đề tài được giao cho đúng tiến độ trong giai đoạn đầu, đến nay Khoa đã chủ động tham gia đấu thầu chủ trì các đề tài cấp Nhà nước (từ năm 2007 đến nay đã Khoa đã chủ trì 05 đề tài), đề tài cấp Thành phố, cấp Bộ và một số các hợp đồng kinh tế ứng dụng sản phẩm KHCN. Số lượng các bài báo, báo cáo khoa học, đặc biệt là các công trình quốc tế ngày càng tăng, góp phần khẳng định uy tín của Khoa và Nhà trường. Với các thành tích đạt được trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, Khoa đã được Nhà trường tạo điều kiện cho phép tham gia các dự án lớn của trường như dự án “Tăng cường Công nghệ Thông tin không chuyên ngành”, tiểu dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu Tự động hoá trong GTVT” trong Dự án GDĐH II, … Qua đó cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm đã được nâng cao một cách đáng kể. Ngoài ra Khoa còn có một số phòng thí nghiệm do các tổ chức bên ngoài tài trợ như PTN Mitsubishi về PLC, PTN đào tạo vi mạch điện tử MicroChip, Phòng thí nghiệm Texas Instruments . Đây là những yếu tố quan trọng để chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Khoa được đảm bảo. Các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Khoa luôn đạt các giải cao trong các phong trào thi đua văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền, … của Nhà trường. Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động tham quan, nghỉ mát, giao lưu với các đơn vị ngoài trường góp phần làm tăng tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộ giáo viên trong khoa cũng như với các đơn vị bên ngoài. 12 Vô địch giải bóng đá Cán bộ giáo viên năm 2002 Lễ khai mạc giải bóng đá cán bộ giảng viên các trường Đại học khối Điện - Điện tử 13 Các thành tích thi đua đạt được của Khoa: Huân chương lao động hạng 3 năm 2013 Bằng khen Thủ tướng chính phủ năm 2008 Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động KHCN giai đoạn 2006-2010. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước ngành giáo dục giai đoạn 2005-2010. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải năm 2005,2013. Bằng khen Ban chấp hành Công đoàn giáo dục Việt nam năm 2002, 2004, 2007. Danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc liên tục từ 2007 đến nay. 14 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Mục tiêu chiến lược là xây dựng Khoa Điện-Điện tử, trường đại học GTVT, thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao các chuyên ngành trong lĩnh vực Điện-Điện tử; là trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực Điện-Điện tử ngang tầm khu vực, là địa chỉ đầu tư, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hấp dẫn, tin cậy với các tổ chức và doanh nghiệp trong nước và quốc tế; là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của trường đại học GTVT, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ngành GTVT nói riêng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh, quốc phòng. Khoa Điện-Điện tử phấn đấu tiếp tục nâng cao, khẳng định uy tín của mình về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao các ngành trong lĩnh vực Điện-Điện tử, bao gồm 3 ngành chính, đó là: Kỹ thuật Điện-Điện tử, Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông và Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và ngành GTVT nói riêng. Thực hiện đổi mới, xây dựng chương trình đào tạo đại học và sau đại học hiện đại, có tính hội nhập quốc tế cao. Củng cố, hoàn thiện và chuẩn hóa phần kiến thức cơ sở ngành, bổ sung, cập nhật các nội dung kiến thức chuyên ngành, cải tiến nội dung thực hành kỹ năng. Mở rộng các loại hình và các cấp bậc đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đầu ra. Ưu tiên phát triển đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao (đại học chính quy, thạc sỹ, tiến sỹ). Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính hệ thống cao, có tính liên thông giữa các bậc, các hệ đào tạo. TRÍ TUỆ - ĐOÀN KẾT - NĂNG ĐỘNG Với mục tiêu đó, Khoa sẽ có quy mô đào tạo 550 sinh viên/năm ở cả hai cơ sở đào tạo Hà nội và TP.Hồ Chí Minh, 20% so với tổng số sinh viên là học viên Cao học và nghiên cứu sinh, áp dụng học chế tín chỉ với thời gian đào tạo 4.5 năm. Các chương trình đào tạo theo diện rộng và hoà nhập với chương trình đào tạo của các trường Đại học tiên tiến trên thế giới đồng thời đáp ứng với nhu cầu của Việt nam. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Đây là khâu quyết định đến sự thành công của Khoa Điện-Điện tử trong tương lai. Có chính sách tuyển dụng hợp lý, ưu tiên tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, trình độ cao, đặc biệt là tạo môi trường làm việc tốt để thu hút được cán bộ giỏi về công tác. Không ngừng nâng cao tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ, học hàm PGS, GS. 15 Xây dựng Khoa Điện-Điện tử thuộc trường đại học GTVT thành một trong những trung tâm NCKH hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực Điện-Điện tử. Xây dựng được các nhóm nghiên cứu mạnh có khả năng giải quyết được các vấn đề trọng yếu của công nghiệp và GTVT trong lĩnh vực Điện-Điện tử, tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới, mang dấu ấn của trường đại học GTVT. Thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ, tạo điều kiện và cơ hội để đội ngũ giảng viên lấy nghiên cứu khoa học làm một trong hai nội dung hoạt động chuyên môn chính, góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường hợp tác với các cơ quan sản xuất trong và ngoài ngành GTVT, dần tạo được nguồn thu nhập hợp pháp đáng kể từ chuyển giao công nghệ. Các cán bộ khoa học đầu đàn trong Khoa là các nhà khoa học chuyên ngành hàng đầu của cả nước, là thành viên của các Hội đồng quốc gia (và quốc tế) khi thẩm định các chương trình đào tạo, đề tài KHCN các chuyên ngành trong lĩnh vực Điện-Điện tử. Các giảng viên, cán bộ nghiên cứu của Khoa có các đề tài, công trình KHCN có giá trị với số lượng đáng kể, thể hiện qua các bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín ở trong nước và quốc tế, các giải pháp công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa xã hội. Chủ động, tích cực thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các đơn vị khác trong trường đại học GTVT, với các trường đại học, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chú trọng, tăng cường các mối liên hệ, hợp tác gắn bó giữa Khoa với doanh nghiệp. Ủng hộ, khuyến khích, tổ chức các hoạt động KHCN phối hợp giữa các giảng viên, sinh viên của Khoa với doanh nghiệp. Tạo cầu nối, môi trường thuận lợi để gắn kết các doanh nghiệp với cán bộ, sinh viên của Khoa để thực hiện tốt các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, cụ thể hóa và hoàn thiện nhận thức về lý thuyết, thực tế của người học, hỗ trợ học tập nghiên cứu cho các học viên, sinh viên. 16

0 comments :

Post a Comment