Nhiệt độ tối đa của CPU – Phần 1
1. Giới thiệu:
Giống như tất cả các linh kiện điện tử, CPU sản sinh ra nhiệt, trong quá trình hoạt động. Nhiệt độ quá cao, dĩ nhiên sẽ không tốt thậm chí có thể dẫn đến cháy CPU của bạn hoặc nó có thể làm cho hệ thống máy chập chờn không ổn định. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu tác hại của CPU khi bị quá nhiệt, cách đo nhiệt độ của CPU và bảng thống kê khả năng chịu nhiệt của các CPU thông dụng trên thị trường.
Quá trình vi xử lý đã chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Và nhiệt độ này cần phải làm mát để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt. Vì nhiệt độ có thể làm hỏng những vi mạch bên trong CPU và dẫn đến hư CPU, điều mà chúng ta không mong muốn.
Khả năng chịu đựng nhiệt độ tối đa của CPU được được các nhà sản xuất (như Intel) ghi trên lưng CPU dưới dạng mã – như thêm vào một ký tự nào đó trên lưng. Mã này chưa được chuẩn hóa giữa các nhà sản xuất nó thay đổi theo từng dòng CPU và chỉ thể hiện trên trang Web của từng nhà sản xuất mà đôi khi lúc cần thiết ta cũng khó mà tìm ra.
Khả năng chịu nhiệt là nhiệt độ tối đa khi đó CPU vẫn hoạt động tốt mà không bị cháy. Nhưng ta nên giữ cho nhiệt độ thấp hơn thì tốt hơn. Dĩ nhiên ta cần một “thiết bị làm mát” (như quạt CPU, hay thiết bị làm mát bằng nước cao cấp hơn) chất lượng tốt và dùng keo giải nhiệt đúng cách sẽ làm giảm nhiệt độ xuống dưới mức quá nhiệt. Bài viết sẽ hướng dẫn cách dùng keo giải nhiệt đúng cách.
2. Tác động của nhiệt độ cao trên một CPU
Khi CPU bị quá nhiệt (vượt ngưỡng cho phép của nhà sản xuất) sẽ dẫn đến các tình trang sau:
Trường hợp bạn bị màn hình xanh (Blue Screen of Death) do CPU bị quá nhiệt là không hiếm (dĩ nhiên còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến bị màn hình xanh). Dễ thấy là máy hoạt động tốt trong một thời gian dài cho đến một ngày nó bắt đầu trở nên “khùng khùng”. Hãy nghĩ đến “sự quá nhiệt”.
Để giải quyết vấn đề quá nhiệt dĩ nhiên là phải dùng quạt CPU loại tốt, dùng keo giải nhiệt đúng cách và các biện pháp bổ sung như:
Tôi sẽ có bài viết khác liên quan đến việc làm mát cho thùng máy một cách chi tiết hơn.
3. Cách đo nhiệt độ CPU
Nhiệt độ CPU có thể được đo thông qua một cảm biến nằm trên bo mạch chủ (mainboard), hoặc bên trong CPU đó, tính năng có sẵn trên bộ xử lý mới nhất, như Core 2 Duo. Đa số các bo mạch chủ đều có chương trình đo nhiệt độ trong trình CMOS setup. Hoặc bạn có thể tìm thấy trên Internet, một vài chương trình dành cho công việc này, đại loại là đo nhiệt độ CPU hay nhiệt độ thùng máy. Nếu chưa thạo việc tìm kiếm với google.com bạn có thể tham khảo link http://www.hardwaresecrets.com/page/download_overclock để tìm vài chương trình mình thích.
Các chương trình dạng này rất hữu ích. Nó hoạt động dựa trên các cảm nhiệt trên mainboard tương tự như cách mà nhà sản xuất mainboard làm trong trình CMOS setup. Một số chương trình còn có chức năng “cảnh báo quá nhiệt“, báo tốc độ của CPU FAN, đo điện áp nguồn cấp. Một trong những công cụ không thể thiếu của dân thíchOverclock.
Dĩ nhiên bạn có thể xem nhiệt độ của CPU bằng cách dùng chính trình tiện ích có sẳn trong CMOS setup (bấm phím Del khi máy khởi động) vào “PC Health Status”, “System Health”, “Sensors” hay chức năng tương tự đại loại dịch nghĩa là “Tình trạng sức khỏe máy tính”, “Hệ thống y tế”… bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiệt độ CPU như hình bên dưới.
bấm vào để xem hình lớn
Cách này không tốt mấy vì khi vào chế độ CMOS gần như CPU không hoạt động gì. Theo tôi, bạn nên cài một soft chạy trong Win để đo nhiệt độ chính xác hơn khi bạn đang chơi games nặng hoặc đang xử lý đồ họa…
4. Bảo vệ máy tính của bạn để tránh quá nhiệt:
XIn nhắc lại một lần nữa là trước tiên để bảo vệ máy tính tránh sự quá nhiệt, bạn cần sử dụng một quạt CPU loại tốt và dùng keo giải nhiệt đúng cách. Tôi sẽ có gắn có bài viết riêng về “Hướng dẫn dùng keo giải nhiệt đúng cách“.
Một cách khác nữa là bạn bật chức năng cảnh báo quá nhiệt trong trình CMOS setup.
Trong trình CMOS setup bạn sẽ thấy vài chức năng để cảnh báo quá nhiệt. Dĩ nhiện là cần bật chức năng báo động khi quá nhiệt (mà âm thanh như tiếng xe cứu hỏa khi xảy ra quá nhiệt) hoặc chọn chức năng tự động tắt máy khi quá nhiệt (xem hình ở trên).
Nếu bạn đang sử dụng các tùy chọn này, hãy cẩn thận để không phải cấu hình với một giá trị quá thấp. Vì khi đó máy tính sẽ phát âm thanh báo động hoặc tự động tắt máy tính trong nhiệt độ bình thường của nó (do ta cài đặt nhiệt độ quá thấp). lqv77 tôi khuyên bạn nên để các chương trình đo nhiệt độ CPU khi bạn đang chạy một chương trình nặng (các games 3D, đồ họa, chuyền đổi video…) và thực hiện việc cài đặt báo quá nhiệt thích hợp.
Thông qua tiện ích này, ta còn có thể theo dõi tốc độ quay của các quạt làm mát, đặc biệt là quạt CPU. Bạn có thể bật cảnh báo khi quạt bị ngừng quay hoặc tăng tốc độ quạt khi nhiệt độ CPU tăng. Việc làm này cũng sẽ làm giảm tiếng ồn phát ra do các quạt làm mát. Vì CPU chỉ thực sự tăng nhiệt độ khi ta đang chạy các ứng dụng nặng (như games 3D, đồ họa…).
Các thiết lập trên còn tùy theo từng loại mainboard, đừng ngặc nhiên khi thấy máy của người ta có thêm 1 loại cảnh báo khác mà mình không có nhé.
Để bạn khỏi cất công tìm kiếm lqv77 tôi cũng sẽ liệt kê các bảng giới hạn nhiệt độ của các CPU thông dụng trên thị trường hiện nay nhé.
Bảng 1: CPU INTEL
Sử dụng keo giải nhiệt cho CPU đúng cách – Phần 1
Giới thiệu:
Bộ xử lý ngày một nhanh hơn, thêm vào việc nếu phải xử lý trong tình trạng overclock thì việc quan tâm đến vấn đề giải nhiệt là điều rất cần thiết. Lấy một ví dụ: bộ vi xử lý 486DX2-66 tiêu hao từ 3w đến 6w trong khi một bộ vi xử lý Pentium 4 tốc độ 3.8 GHz thì tiêu hao lên đến 115w. Vì lý do đó mà việc không giải quyết tốt vấn đề nhiệt độ tỏa ra có thể làm ảnh hưởng đết hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính. Khi đó, các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra như: máy hay bị treo, tự động reset, tuổi thọ của CPU chắc chắn sẽ bị giảm thậm chí quá nóng sẽ dẫn đến chết CPU.
Một số giải pháp được đề ra để giải quyết vấn đề nhiệt độ như: thay mainboard kích thước lớn hơn thay vì một mainboard có kích thước quá nhỏ sẽ giúp tôi ưu hóa việc lưu thông không khí bên trong thùng máy hay sử dụng hệ thống làm mát máy bằng chất lỏng vừa cao cấp vừa đắc tiền.
Dĩ nhiên các giải pháp nêu trên là quá tốn kém và không ai lại chịu chi ra một số tiền lớn để giải quyết vấn đề này. Những người tư vấn bán hàng dường như không bao giờ đề cập đến vấn đề “giải nhiệt” cho máy tính vì tâm lý khách hàng luôn luôn chỉ quan tâm đến “giá cả”. Còn vấn đề “làm mát” cho máy phải chăng chỉ dành cho dân độ máy “chuyên nghiệp” ?
Nhưng một giải pháp đơn giản và rẻ tiền lại làm tăng khả năng giải nhiệt của quạt làm mát làm giảm quá trình quá nhiệt của bộ vi xử lý đó chính là việc dùng keo giải nhiệt.
Trong bài viết này, lqv77 tôi sẽ nói về vai trò của keo giải nhiệt trong quá trình giải nhiệt, và làm thế nào để sử dụng keo giải nhiệt đúng cách chũng như phân tích những hiểu lầm trong cách sử dụng keo giải nhiệt.
Người sử dụng keo giải nhiệt được gì ?
Thiết bị để làm giảm nhiệt độ bộ vi xử lý gọi là bộ giải nhiệt (Cooler). Mỗi bộ vi xử lý đều được nhà sản xuất kèm theo bộ giải nhiệt này. Việc sử dụng không đúng cách hoặc không tương ứng (quá nhỏ hoặc dùng bộ giải nhiệt của loại CPU quá củ) sẽ dẫn đến sự quá nhiệt.
Nhưng nếu chỉ có bộ giải nhiệt không thôi thì chưa thể giải quyết vấn đề quá nhiệt. Giữa bộ vi xử lý và bộ giải nhiệt còn có một “vật chất” giúp chuyển giao nhiệt độ.
Bề mặt tiếp xúc giữa bộ vi xử lý và bộ tản nhiệt không phải là 2 mặt phẳng. Giữa chúng vẫn còn có khe hở và việc giải nhiệt trực tiếp không được hoàn hảo 100%. Hãy nhìn bề mặt tiếp xúc của bộ vi xử lý và bộ tản nhiệt khi ta phóng to gấp nhiều lần. Giữa chúng vẫn còn khe hở và không khí ở giữa không phải là môi trường tốt cho việc “giải nhiệt” và dẫn đến sự quá nhiệt.
Bề mặt tiếp xúp của CPU và bộ tải nhiệt
Để giải quyết vấn đề nên trên, giải pháp đưa ra đó chính là dùng keo giải nhiệt. Keo giải nhiệt sẽ lấp đầy những khoảng trống và nhiệt độ sẽ chuyển giao dễ dàng hơn từ bộ vi xử lý sang bộ giải nhiệt.
Keo giải nhiệt sẽ lấp đầy những khe hở
Bạn có thể dể dàng tìm mua keo giải nhiệt trong các cửa hàng bán linh kiện điện tử khu vực Chợ Nhật Tảo Tp. HCM. Và dĩ nhiên là nó rất là rẻ so với việc phải thay một CPU bị chết vì quá nhiệt.
Tiếp theo đây lqv77 tôi sẽ trình bày cách sử dụng keo giải nhiệt đúng cách và phân tích những hiểu lầm trong việc sử dụng keo giải nhiệt.
Keo giải nhiệt
Thành phần cơ bản của keo giải nhiệt gồm: silicon và oxit kẽm, có nhiều loại keo giải nhiệt cao cấp còn chứa cả gốm sứ và bạc mà hứa hẹn nhiều hiệu quả trong việc truyền nhiệt.
Giá cả thì từ vài ngàn cho một típ nhỏ cho đến vài chục ngàn cho một hủ vừa, vài trăm ngàn cho một hủ lớn và thậm chí vài chục USD cho loại cao cấp có chứa bạc trong thành phần.
Típ nhỏ keo giải nhiệt được kèm theo bộ giải nhiệt khi ta mua bộ vi xử lý. Hình bên dưới là 3 dạng chứa của keo giải nhiệt.
Ngoài ra, keo giải nhiệt còn được trét sẳn trên các bộ giải nhiệt được nhà sản xuất bán kèm theo vi xử lý hoặc các bộ giải nhiệt bán rời trên thị trường.
Các bộ giải nhiệt đi kèm theo bộ vi xử lý được gọi là “hàng zin”, hàng theo Box và chất lượng của loại bộ giải nhiệt này thì tốt hơn. INTEL và AMD khuyên bạn nên sử dụng bộ giải nhiệt zin kèm theo này.
Bộ giải nhiệt cho Pentium 4 có trét sẳn keo giải nhiệt
Bộ giải nhiệt cho Athlon 64 kèm keo giải nhiệt
Bộ giải nhiệt cho AMD 462 kèm keo giải nhiệt
Các loại keo giải nhiệt kèo theo bộ giải nhiệt trong các hình trên là loại tốt hơn các loại keo giải nhiệt thông thường trên thị trường. Dĩ nhiên nếu bạn đủ tiền mua loại keo giải nhiệt có chứa Bạc trong thành phần thì nên chùi sạch keo zin để tha keo có Bạc tốt hơn nhé.
Dĩ nhiên việc dùng keo giải nhiệt phải đúng cách và cũng có chút ít phiền toái. Thứ nhất, keo chỉ dùng được 1 lần, khi lâu ngày nó sẽ bị khô và có khi sẽ làm dính chặt bộ vi xử lý với bộ tải nhiệt gây khó khăn trong việc tháo rời. Khi ta tháo rời bộ giải nhiệt và bộ vi xử lý ra nên chùi thật sạch lớp keo đã khô cũ và trét lớp keo mới lên. Vì lớp keo khô củ gần như không còn tác dụng truyền nhiệt tốt.
Vài trường hợp khi mua bộ tản nhiệt hoặc các bộ tản nhiệt kèm bộ vi xử lý có một lớp như là nilon hay mica gì đó để bảo vệ lớp keo giải nhiệt khỏi phải bị bung ra thì phải tháo bỏ lớp nilon hay mica này ra trước khi sử dụng bộ tản nhiệt.
Bộ giải nhiệt socket 7 với miếng cao su phải tháo ra
Nhiều người cho rằng tra nhiều keo giải nhiệt thì tốt hơn. Nhưng nên lưu ý rằng một số keo giải nhiệt có thành phần là Bạc nếu để vương vãi vào trong mainboard có thể gây “ngắn mạch” (chập mạch) làm cháy và chết mainboard.
Sử dụng keo giải nhiệt cho CPU đúng cách – Phần 2
Nên đọc:
Trước khi đọc phần tiếp theo sau đây.
Cách làm sạch keo giải nhiệt củ
Khi bạn muốn thay keo giải nhiệt mới, cần làm sạch lớp keo củ trước nhé.
Bộ xử lý Sempron với lớp keo giải nhiệt củ
Dùng một cây rái tay bông nhúng dung dịch rửa mạch (hay gọi xăng thơm) có bán tại các tiệm sơn hoặc tiệm bán linh kiện điện tử khu vực Chợ Nhật Tảo Tp. HCM.
Làm sạch keo giải nhiệt củ
Sau khi làm sach keo xong
Sau khi làm sạch lưng CPU, kế đó là làm sạch keo trên phần bụng của bộ giải nhiệt. Chúng ta có thể dùng một dao rọc giấy để cào nhẹ. Nhưng vẫn phải cẩn thận dừng làm trầy xướt bụng của bộ giải nhiệt nhé. Sau cùng là cùng một mãnh vải mềm tẩm dung dịch rửa mạch để lau sạch lại.
Bụng bộ giải nhiệt dính keo
Dùng dao rọc giấy cạo nhẹ
Làm sạch với vải mềm và nước rửa mạch
CÔng việc hoàn tất
Công việc làm sạch keo giải nhiệt củ đã xong. Bây giờ có thể tra keo giải nhiệt mới rồi.
Bộ vi xử lý socket 462
Socket 462 được sử dụng cho các bộ vi xử lý Athlon, Athlon XP, Duron và Sempron socket 462. Các bộ xử lý có hình dáng tương đương (Pentium, Pentium III, Celeron và bộ xử lý AMD K6), do đó các hướng dẫn dưới đây cũng làm việc cho các bộ xử lý cũ nêu trên.
Bằng cách sử dụng một bông rái tai, tra một lượng nhỏ keo giải nhiệt trên bộ xử lý. Không nên đặt quá nhiều keo, vì nhiều quá có thể làm cho nhiệt chuyển tệ hơn thay vì tốt hơn.
Tra một ít keo giải nhiệt
Không cần phải trét đều xung quanh, vì khi gắng bộ giải nhiệt vào thì nó sẽ ép vào làm keo giải nhiệt trãi đều ra xung quanh.
Một lượng vừa đủ keo ở giữa
Tiếp theo, cẩn thận gắn bộ tản nhiệt lên lưng bộ vi xử lý. Để ý rằng socket 462 có một bản cạnh to hơn và bộ giải nhiệt cũng có cạnh tương ứng to hơn như vậy. Nếu tinh ý thì sẽ không sao, nhưng lỗi thường gặp là bộ giải nhiệt bị gắn ngược 180 độ.
Cẩn thận để khỏi gắn ngược
Sau đó dùng một tuốt tơ vít dẹp gài cẩn thận chốt gài vào đế socket. Đừng đè quá mạnh sẽ làm bể lưng chip vi xử lý. Và cẩn thận đừng để làm đứt mạch dưới mainboard khi trượt tay ấn mạnh xuống.
Gài thật cẩn thận
Sua khi gài chốt xong, gắng cấp điện cho quạt làm mát.
Cơ bản: Bộ vi xử lý – CPU
I – Chức năng của CPU
II – Cấu tạo của CPU CPU có 3 khối chính là :
III – Các thông số kỹ thuật của CPU
Câu hỏi thườnggặp
|
Jun 24, 2014
24.6.14
Unknown
Posted in
Thủ Thuật Tiện Ích
0 comments :
Post a Comment