Jun 24, 2014

 

             - Công Tắc Tơ, Contactor: là thiết bị điều khiển để đóng mở cung cấp nguồn cho một thiết bị công suất tải lớn: Máy Lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn... Thường là loại 3 pha, nên ít thấy loại 1 pha. Khác với Relay nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp, Contactor nguồn điều khiển là loại xoay chiều điện áp cao. 
 
            - Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện, để an toàn khi vận hành, dễ điều khiển cho người sử dụng bằng cách nhấn nút mà không cần đến chip sử lý nào cả. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và ổn định cao dễ sửa chữa và không cần chuyên môn cao.
            - Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc đòi hỏi sự phức tạp và khó khăn, nên cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quá trình: đóng gói sản phẩm, ép nhựa... Contactor vẫn là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất.
 
 
            - Đặc Điểm Của Contactor: 
                + Dòng điều khiển tải rất lớn: hàng chục đến hàng ngàn ampe.
                + Điện áp điều khiển cao và dòng lớn nên nếu sử dụng mạch điều khiển cần có mạch điều khiển trung gian như Relay, Triac... để giao tiếp giữa mạch điều khiển và Contactor.
                + Contactor: thường có 3 đến 4 tiếp điểm để đóng tải, nên khi sử dụng nguồn 1 pha ta có thể nối song song chúng lại để tăng dòng tải ra.
                + Cũng giống Relay: Contactor cũng phát tia lửa điện khi chuyển mạch, nhưng mạnh hơn nhiều so với Relay và độ che chắn kém hơn Relay, nên sẽ dễ gây cháy nổ khi có khí dễ cháy tại nơi đặt Contactor. Các tiếp điểm sẽ nhanh chóng bị mòn trong quá trình sử dụng, gây nguy cơ chạm chập giữa các pha vì rỉ bắn ra từ tiếp điểm và bụi bám vào các khe nối dây. Cần vệ sinh thường xuyên trong quá trình vận hành.

            - Vận  hành Công Tắc Tơ:
                + Phải để ý và bảo trì định kỳ: Khi vận hành, nơi sản xuất, lưu trữ chất dễ cháy, Gar... bụi nhựa... chúng ta phải che chắn và vệ sinh, thay thế contactor thường xuyên để tránh cháy nổ chạm chập.
                + Vận hành với tải công suất lớn: Thì ta phải lắp thêm quạt tản nhiệt cho contactor để tránh hư hỏng contactor. Khi dòng tải qua tiếp điểm lớn sẽ làm cho contactor rất nóng, gây ra hư hỏng tiếp điểm nhanh chóng khi đóng mở cũng như vận hành, dùng quạt để tản nhiệt là một giải pháp để tránh hư hỏng. Giải pháp khác đó là nối song song thêm contactor nếu thấy có hiện tượng nóng khi vận hành trong 1h.
 
 
 

0 comments :

Post a Comment