Jun 11, 2014

Khi vừa mới làm quen ngôn ngữ lập trình PLC và bắt tay lập trình những chương trình cơ bản PLC của Seimens PLC S7 200/300. Thật sự, chúng ta chỉ cần nắm và thấu hiểu rỏ bản chất của các lệnh cơ bản cũng đã đủ dùng trong các dự án thực tế nhỏ hoặc mô phỏng trong lúc học. Sau đây là một số lệnh cơ bản mà chúng ta cần phải nắm rỏ khi viết lập trình PLC. Với ngôn ngữ lập trình Ladder logic (lập trình hình thang, thích hợp lập trình trong điện công nghiệp).
A. CÁC LỆNH TIẾP ĐIỂM
I. Bit logic ( các lệnh tiếp điểm)
1. Thường hở: Thường dùng tiếp điểm này để biểu thị hở mạch. Khi có dòng điện DC 24v đi vào tiếp điểm thì nó sẻ đóng lại.
Tiếp điểm thường hở
Mạch này sẻ đóng khi có dòng điện đi vào I0.1 và làm cho I0.1 đóng lại
Hoặc dùng nối tiếp, song song:
Mạch dùng nối tiếp và song song tiếp điểm thường hở

Mạch này chỉ đóng lại khi có dòng điện đi vào cả 3 tiếp điểm thường hở là I0.1/.2/.3 cùng đóng lại
2. Thường đóng: Thường dùng tiếp điểm này để biểu thị mạch đóng. Khi có dòng điện đi vào tiếp điểm thường đóng này mạch sẽ mở.
Tiếp điểm thường đóng


Mạch này sẽ mở ra khi có dòng điện đi vào I0.1.
Hoặc dùng nối tiếp song song như trên tiếp điểm thường đóng.
3. Lệnh Out: dùng để phát tín hiệu để điều khiển ngỏ ra hoặc các trung gian.
Lệnh Out và ví dụ

Với mạch trên ta điều khiển ngỏ Out Q0.1 bằng 2 ngỏ vào thường hở là I0.1 và I0.2. Khi đó nếu ngỏ thường hở I0.1, I0.2 đóng lại thì Q0.1 sẻ được đóng lại. Tới khi I0.1 và I0.2 không còn tác động thì Q0.1 sẻ mở lại trở ra. Do đó ta cần viết thêm mạch để duy trì cho mạch như sau:
Mạch điều khiển ngỏ ra có dùng tự duy trì

  1. 4. Lệnh set và Reset
Lệnh set (đưa giá trị lên 1 khi có điện)

Lưu ý: Hai lệnh luôn đi cùng nhau song song
Lệnh Reset (đưa giá trị về 0 khi có điện)

5. Tiếp điểm phát hiện cạnh lên: 
Tiếp điểm lên P
6. Tiếp điểm phát hiện cạnh xuống
Tiếp điểm xuống N
Ghi chú: Hai lệnh phát hiện cạnh lên và phát hiện cạnh xuống được dùng khi chúng ta muốn ngỏ ra tác động chính xác.
II. Bài tập.
1. Điều khiên động cơ máy bơm hút nước dưới bể bằng một nút ON (chạy), OFF (dừng).
2.  Dùng một tủ điện gồm các nút điều khiển và các đèn báo hiệu: On (chạy – đèn xan), Off (dừng – đèn đỏ). Nếu có sự cố đèn báo vàng và chuông kêu

0 comments :

Post a Comment