Jun 27, 2014

 

 
 

Kinh doanh online là miền đất hứa của nhiều người, đặc biệt với những người mới bắt đầu khởi nghiệp và tập sự kinh doanh. Tuy nhiên, để khởi nghiệp kinh doanh online thành công bạn cần trang bị cho mình rất nhiều kiến thức. Sau đây là một số bước cơ bản để đạt được hiệu quả trong kinh doanh online.

Một trong những lý do khiến nhiều người kinh doanh trên mạng thất bại là vì họ không nghỉ đó là việc kinh doanh nghiêm chỉnh mà chỉ xem như là thú tiêu khiển, hứng lên thì làm không thì không thèm ngó ngàng tới. Và đôi khi họ nghĩ chỉ cần một trang web, đăng vài bức hình, đưa mức giá rồi tiền sẽ tự chảy về túi mình. Nếu bạn và tôi đang có suy nghĩ này thì chúng tôi chắc chắn đang lầm to. Việc kinh doanh trên mạng cũng đòi hỏi lắm công phu và các chiến lược ngắn hạn, dài hạn. Cần lên kế hoạch chi tiết, nhìn thấy được các khó khăn, thử thách, quyết tâm cao độ và kiên trì hành động.

Đầu tiên chúng ta cần xem một số điểm thuận lợi và khá khăn trong kinh doanh online:

1.      Thuận lợi trong kinh doanh online:

-          Chi phí khởi nghiệp không quá lớn: Chỉ cần một trang web tốt là bạn có thể bắt đầu kiếm tiền online. Nếu muốn chuyên nghiệp hơn chúng ta có thể đầu tư thêm phần mềm bán hàng và một tài khoản thanh toán (merchant account) để có thể nhận thanh toán trực tuyến.

-          Có thể làm việc bán thời gian: Một cửa hàng truyền thống thì cần phải có người túc trực suốt thời gian mở cửa, con với cửa hàng trực tuyết thì không cần bạn phải có mặt khi có ai đó mua hàng. 

-          Thời gian hoạt động và thị trường rộng: Đối với kinh doanh online điểm đặc biệt quan trọng là khách hàng có thể thăm cửa hàng và mua hàng của bạn 24/24. Và thị trường của bạn không chỉ là khách hàng địa phương hay xung quanh vùng đại lý của bạn mà là toàn quốc hoặc toàn thế giới. Chủ yếu là bạn có khai thác được thị trường tốt hay không?

2.      Khó khăn khi kinh doanh online:

-          Môi trường kinh doanh internet ngày càng phức tạp.

-          Hầu như mọi ý tưởng đề có trên internet.

-          Đối thử cạnh tranh rất gay gắt.

-          Phải không ngừng nổ lực nếu muốn thành công: Khởi nghiệp và thành công trên môi trường internet đòi hỏi sự nổ lực không ngừng và có thể làm bạn chán nản bỏ cuộc.

Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành công trên internet thì bạn cần phải có tính kỷ luật và nổi lực không ngừng. Khai thác đúng niền đam mê của bản thân là điều tiên quyết. Phải tự thiết lập mục tiêu và làm việc không ngừng để đạt được mục tiêu đó. Để thành công bạn không được cho phép mình chán nản khi gặp khó khăn, sẳn sàng học hỏi, thu nhập thêm thông tin mới, nghiên cứu khảo sát một cách cẩn thận, ra quyết định và bắt đầu từng bước xây dựng đế chế online. Nếu bạn có tiền sử là không bao giờ hoàn thành những công việc mà bạn đã đặt ra thì đừng bao giờ phí tiền của mình để kinh doanh online một cách vô ích.

Sau đây là 10 bước theo lời khuyên của Adam Khoo:

1.      Xác định niền đam mê cà công việc tinh thông nhất:

Muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn phải say mê và thành thạo công việc bạn làm. Thị trường nào cũng cạnh tranh khốc liệt và chỉ có người giỏi nhất mới kiếm được lợi nhuận cao. Làm sao để trở thành người giỏi nhất? Toàn tâm toàn ý, đam mê với công việc.

Vậy, hãy bắt đầu bằng việc xác định lĩnh vực mà bạn tạo ra giá trị cao nhất.

2.      Tìm thị trường chuyên biệt:

Nhiều người thất bại trong kinh doanh vì họ cố gắng bán những sản phẩm thời thượng cho tất cả mọi người. Thay vào đó hãy tìm một thị trường có sẵn nhưng đang đói hàng và dân tình sẵn sàng bỏ tiền mua. Bạn phải tìm được nhu cầu của khách hàng trước rồi mới tìm hoặc tạo ra sản phẩm cung cấp cho họ. Đó mới là chiến lược đảm bảo thành công trong kinh doanh.

3.      Đánh giá đối thử và tiềm năng lợi nhuận:

Để tham gia thị trường và giành lấy thị phần, bạn cần tìm hiểu có bao nhiêu đối thủ và họ đang chào bán những gì. Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu trong sản phẩm cũng như giá cả, hoạt động trên trang web và các phương pháp tiếp thị của họ. Cách tìm hiểu tốt nhất là mua sản phẩm để trở thành một trong những khách hàng của họ. Sau đó bạn phải đảm bảo mình làm mọi thứ tốt hơn, mang lại nhiều giá trị hơn, như thế bạn sẽ thành công.

4.      Tạo ra sản phẩm và nguồn thu nhập:

Sau khi đã chọn được một thị trường chuyên biệt có tiềm năng lợi nhuận, một vấn đề phổ biến cần được giải quyết hoặc một nhu cầu cần được đáp ứng. Tiếp theo, bạn phải nghĩ ra những sản phẩm hay dịch vụ đủ tốt để thiên hạ sãn lòng chi tiền mua. Hãy xem xét tất cả các nguồn thu nhập bạn có thể tạo ra. Có một số hướng để tìm ra hướng kinh doanh trên mạng:

-          Bán sản phẩm vật chất.

-          Bán sản phẩm kỹ thuật số (sản phẩm điện tử).

-          Bán dịch vụ.

-          Bán sản phẩm của người khác (Tiếp thị liên kết).

-          Lập trang web có nội dung phong phú và cho đặt quảng cáo.

-          Tham gia chương trình Google Adsense.

-          Chiến lược Ốc mượn hồn.

-          Sử dụng mô hình đa doanh thu.

5.      Thiết kế và xây dựng trang web:

Việc thiết kế trang web là một trong những phần quan trọng và cần nhiều chuyên môn sau. Có thể bạn thuê nhà xây dựng web chuyên nghiệp hoặc bạn tự tay làm lấy. Điều quan trọng bạn nên luôn tâm niện trong đầu là phải thiết kế trang web sao cho bán được hàng chứ không chỉ đẹp mắt. Yếu tố sinh lợi lớn nhất của trang web không phải là đẹp mắt, đồ họa đẹp, sinh động mà là cấu trúc tiện lợi và lời chào hàng hiệu quả.

Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về đề tài này trong bài tiếp theo.

6.      Viết lời chào hàng thật độc đáo để thuyết phục khách hàng:

Lời chào hàng hay và thuyết phục đóng vai trò quan trọng như người bán hàng chuyên nghiệp trong các cửa hàng. Nhiều trang web không ý thức được điều này đã phạm sai lầm khi chỉ dán vài bức ảnh về sản phẩm kèm theo lời giới thiệu ngắn ngủi, sơ sài và hy vọng người ta sẽ xem rồi mua hàng ngay.

7.      Thiết lập hệ thống đặt hàng và thanh toán:

Sau khi kiến khách hàng hứng thú với công ty và sản phẩm của bạn, khâu cuối cùng bạn cần là thực hiện đơn hàng của khách hay nói cách khác là chốt đơn hàng.

8.      Thu hút khách hàng vào trang web của bạn:

Trang web bạn có đẹp đến mấy, sản phẩm của bạn có chất lượng tốt đến mấy nhưng nếu chẳng ai tìm thấy nó trong hàng triệu triệu trang web trên đời thì kể như nó chưa từng tồn tại. Thế nên ngay khi có một người ghé thăm trang web của bạn, bạn phải liên lạc và thiết lập mối quan hệ cho tới khi họ quyết định mua hàng và tiếp tục mua thêm nữa.

9.      Lập danh sách khách hàng tiềm năng:

Thường thì tỉ lệ mua hàng trực tuyến chiếm 1-3% đối với những trang web ấn tượng và câu chào mời không chê vào đâu được. Vậy còn 97% những người không mua thì sao? Vậy nên chúng ta phải hiểu rằng phần lớn khách hàng đều không mua hàng ngay lần đầu mà họ cần tiếp xúc đến 7 lần thì mới quyết định mua hàng. Vậy nên, chúng ta cần tổng hợp thông tin khách hàng, xin phép lưu lại email của khách.

10.  Thiết lập mối quan hệ cho tới lúc khách hàng mua hàng:

Bạn đã có email và thông tin khách hàng ở bước 9, vậy bây giờ chúng ta phải chăm sóc, gửi email và xây dựng mối quan hệ với từng khách hàng. Điểm quan trọng không kém là mỗi lần gửi email cho khách, bạn phải có điều gì mới để nói, điều ấy phải thật sự quý giá, mới mẻ. Nếu chỉ là bài ca chào hàng muôn thuở thì khách hàng sẽ dễ dàng bỏ qua hoặc xóa đi.

Và cuối cùng nên nhớ là bạn lúc nào cũng phải để đường dẫn cho phép khách hàng ngừng nhận email. Điều này làm tăng uy tín và tính chuyên nghiệp của bạn.

Trích: Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú (Adam Khoo)

0 comments :

Post a Comment